Sự khác nhau giữa ép Neo và Ép tải như thế nào?

Công ty Thăng Long sẽ gửi tới khách hàng bài viết về Sự khác nhau giữa ép Neo và Ép Tải như thế nào để quý khách hàng có thể hình dung và lực chọn cho mình phương án thi công hợp lý với công trình nhà mình.

Phương pháp thi công băng ép Neo là biện pháp thi công phổ biến hiện nay dùng nhiều cho các công trình dân dụng và công trình ở thấp tầng.... Còn phương pháp thi công bằng giàn tải hiện nay chủ yếu cho công trình dự án cần tải trọng lớn như bệnh viện, công an, trường học và công trình cao tâng.... Hôm nay công ty Thăng Long giới thiệu chia sẽ để các bạn tìm hiểu thêm về 2 biện pháp phổ biến trong thi công hiện nay.

Thi công bằng giàn máy Neo

Biện pháp thi công giàn máy Neo

1. Ép Cọc Neo Là Gì?

Ép cọc neo là kỹ thuật sử dụng máy ép thủy lực để ép cọc bê tông với đối trọng là các mũi neo được khoan sâu vào lòng đất. Điều này tạo sự khác biệt so với phương pháp ép tải, nơi đối trọng thường là khối sắt hoặc bê tông. Ép cọc neo thường được ứng dụng trong các công trình quy mô nhỏ và trung bình, đặc biệt là nhà dân dụng.

Thông Số Kỹ Thuật Của Mũi Neo

Mũi neo trong ép cọc thường có các thông số cơ bản như sau:

  • Chiều dài: 1,5m
  • Đường kính: 35cm
  • Độ dày của cánh neo: 15mm
  • Các mũi neo được kết nối qua khớp nối
  • Độ sâu khoan có thể lên tới 20m

Độ Sâu Ép Cọc Neo

  • Vùng đất yếu: Mũi neo cần khoan sâu từ 15-20m, và cọc bê tông cốt thép có thể phải ép xuống đến 35-40m để đảm bảo độ chắc chắn.
  • Vùng đất cứng: Mũi neo chỉ cần khoan sâu từ 3-5m và cọc bê tông có thể ép ở độ sâu 3-6m do đất tự nhiên đã đủ độ bền.

giàn ép bằng máy Neo lực ép 40 tấn đến 50 tấn

Giàn ép bằng máy Neo lực ép 40 tấn đến 50 tấn

Tải trọng phương pháp thi công ép cọc bằng giàn máy Neo

Tải trọng của phương pháp ép cọc neo phụ thuộc vào kích thước của cánh neo và công suất của máy ép. Phương pháp này có thể chịu tải từ 40 đến 50 tấn với hệ thống máy ép thủy lực:

  • Mũi neo có đường kính cánh neo 30 - 35cm
  • Máy ép sử dụng 4 xylanh với dung tích 3,5 lít và công suất tối đa 250 mã lực

Phương pháp ép cọc neo thường được áp dụng cho các công trình như:

  • Nhà dân dụng từ cấp 4 đến nhà 3 tầng
  • Nhà ở, biệt thự, nhà vườn

Ưu Điểm Của Phương Pháp thi công  Ép Cọc bê tông giàn máy Neo

  • Phù hợp cho khu vực hẹp như hẻm nhỏ, khu dân cư
  • Ít gây tiếng ồn và không ảnh hưởng đến công trình liền kề
  • Tiến độ thi công nhanh, chỉ từ 1-5 ngày
  • Chi phí thấp hơn so với các phương pháp ép cọc khác

Nhược Điểm Của Phương pháp thi công Ép Cọc bê tông giàn Neo

  • Lực ép tối đa chỉ đạt 40-50 tấn
  • Chỉ thích hợp cho các công trình quy mô nhỏ và nhà dân dụng
  • Không thể áp dụng cho các công trình lớn hay nhà cao tầng

2. ÉP Tải là gì?

  • Ép tải là kỹ thuật dùng cục tải làm đối trọng để ép cọc bê tông. Ép tải lực ép thường được từ 60 tấn đến 150 tấn. tùy thuộc từng loại máy . ép Tải chủ yếu dùng cho các công trình loại cọc to tải ép lớn...

Biện pháp thi công giàn chất tải

giàn chất tải ép cọc bằng đối trọng cục tải 

3. So Sánh Ép Cọc Neo Và Ép Tải

Dù cả hai đều sử dụng máy ép thủy lực, nhưng ép cọc neo và ép tải khác nhau ở những điểm sau:

  • Đối trọng: Ép neo dùng mũi neo cắm xuống đất, còn ép tải sử dụng các khối sắt hoặc bê tông làm đối trọng.
  • Tải trọng: Ép cọc neo có tải trọng nhỏ (40-50 tấn), trong khi ép tải có thể đạt đến 150 tấn, thích hợp cho nhà cao tầng.
  • Vị trí thi công: Ép cọc neo có thể thực hiện trong không gian hẹp chỉ từ 1,5m, còn ép tải yêu cầu mặt bằng rộng từ 4m trở lên.

Phương pháp ép cọc neo ngày càng được ưa chuộng nhờ những ưu điểm vượt trội và tính ứng dụng linh hoạt trong xây dựng nhà dân dụng.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THI CÔNG ÉP CỌC BÊ TÔNG THĂNG LONG:

MST: 0109897437

Hotline: 097.193.8146

Email: baogiaepcocbetong@gmail.com

Website: https://epcocbetonghanoi.net.vn/

ĐỊA CHỈ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CỌC BÊ TÔNG THĂNG LONG:

Nhà máy 1 : Cống Chèm - Đê Liên Mạc - Bắc Từ Liêm - Hà Nội
Nhà máy 2 : Thiên Đường Bảo Sơn - Đại Lộ Thăng Long - Hà Nội
Nhà máy 3 : Ngã Ba - Hòa Lạc - Thạch Thất- Hà Nội
Nhà máy 4 : Dốc bồ Đề - Long Biên - Hà Nội
Nhà máy 5 : Đê Nguyễn Khoái- Hai Bà Trưng - Hà Nội
Nhà máy 6 : Thạch Thất - Đại Lộ Thăng Long - Hà Nội
Nhà máy 7 : Quốc Lộ 32- Đại Học Công Nghiệp- Hà Nội
Nhà máy 8 : Quỳnh Đô - Thanh Trì - Hà Nội
Nhà máy 9 : Đê Hồng Vân - Thường Tín - Hà Nội
Nhà máy 10: Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội
Nhà máy 11: Văn Điện - Thanh Trì - Hà Nội
Nhà máy 12: Đê sông Hồng - Hai bà Trưng - Mê Linh - Hà Nội
Nhà máy 13: Cở sở TPHCM: Số 46 Đỗ Quang, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh